Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, mỗi sinh viên hiện nay đều cần phải trang bị cho mình laptop phù hợp với ngành học, cũng như định hướng tương lai. Thế nhưng, không phải ai cũng có đủ kiến thức để lựa chọn đúng đắn dòng laptop dành riêng cho bản thân. Cũng bởi những nguyên nhân này, trong bài viết hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu ngay cách chọn laptop cho sinh viên đã được nhiều anh chị trong nghề mách nhỏ.
Hướng dẫn chi tiết cách chọn laptop cho sinh viên
1. Cân nhắc dựa trên ngành học
Khi chọn laptop cho sinh viên, điều đầu tiên bạn cần cân nhắc đến chính là ngành học của bản thân. Bởi vì mỗi ngành đều sẽ có những đặc thù riêng, từ đó mỗi laptop dành cho ngành học đó cũng sẽ có những yêu cầu riêng. Thế nên, đây là tiêu chí hàng đầu mà các tiền bối khuyên bạn nên tập trung.
Ngành học của bạn cần phù hợp với cấu hình laptop
Cụ thể, với các khối ngành như IT, thiết kế đồ họa… laptop của bạn cần phải có cấu hình mạnh để đáp ứng được nhu cầu môn học. Bởi khi học, bạn cần phải download rất nhiều phần mềm như C++, Java… (với dân IT); Adobe Illustrator, Adobe Photoshop, 3Ds Max… (với dân thiết kế). Còn với những khối ngành như kinh tế, cấu hình laptop của bạn chỉ cần ở tầm trung, không nhất thiết phải quá mạnh vì bạn cũng không thể dùng hết tài nguyên của máy. Như thế sẽ vừa tốn tiền, vừa không hiệu quả.
2. Nắm rõ các thông số của máy
Sau khi đã cân nhắc về ngành học để tìm ra những “ứng viên” phù hợp, bạn cần phải tiếp tục “lọc” thêm dựa trên thông số máy. Đây cũng là bước bị rất nhiều người bỏ qua, vì đa phần đều nghĩ rằng chỉ có dân kỹ thuật mới hiểu cách đọc thông số. Tuy nhiên, trên thực tế, đây lại là lời khuyên quan trọng nhất trong cách chọn laptop cho sinh viên. Và bạn cũng nên biết thêm về chúng để không bị các trung gian lừa gạt, hay lợi dụng để đẩy hàng tồn. Dưới đây là những thông số mà bạn nên nắm rõ:
RAM (Random Access Memory)
Một trong ba yếu tố quan trọng quyết định mức độ mạnh yếu của cấu hình máy chính là RAM. Đây là bộ nhớ sẽ lưu trữ các thông tin, dữ liệu của laptop. CPU sẽ dựa trên những dữ liệu này để tiến hành xử lý các lệnh khác nhau. Laptop có bộ nhớ RAM càng lớn thì sẽ càng có khả năng lưu trữ tốt hơn. Dù là sinh viên thuộc bất cứ ngành nào, bạn cũng nên lựa chọn laptop có RAM ít nhất 4GB. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì bạn vẫn có thể nâng cấp RAM nếu không đủ dung lượng.
RAM là yếu tố quan trọng quyết định độ mạnh cấu hình máy
CPU (Central Processing Unit)
Nếu như laptop là con người, thì CPU sẽ trở thành bộ não của chúng ta. Tuy là bộ phận bé nhất của máy, CPU vận hành hết tất cả công năng của laptop. Không ngoa khi nhiều người nói rằng khi thiếu CPU, thì laptop sẽ chỉ còn là một đống sắt vụn. Đó là nhờ khả năng phân tích và xử lý dữ liệu của CPU. Tương tự với RAM, CPU càng mạnh thì cấu hình máy cũng càng tăng.
CPU được ví như bộ não của mỗi máy
Ổ cứng
Tương tự với RAM, ổ cứng cũng có chức năng lưu trữ dữ liệu và thông tin của người dùng. Thế nhưng, thông tin mà ổ cứng lưu trữ lại khác với RAM. Đó là dữ liệu về hệ điều hành Windows, hình ảnh, video, các tựa game bạn tải hay những file tài liệu cá nhân. Hiện nay, ổ cứng được chia thành 2 loại chính là SSD và HDD.
3. Chọn những thương hiệu uy tín
Khi mua những sản phẩm đắt tiền như laptop, bạn nên cân nhắc việc lựa chọn những nhãn hàng nổi tiếng. Tuy có giá thành đắt hơn, nhưng bù lại, sản phẩm cũng sẽ đảm bảo chất lượng hơn nhiều lần. Đồng thời, khi lựa chọn các thương hiệu này, bạn có thể tìm kiếm thêm nhiều review hơn từ những khách hàng trước. Nếu lựa chọn những sản phẩm vô danh, thì rất khó để tìm thông tin và đánh giá.
Một trong những hãng laptop uy tín nhất trên thị trường hiện nay chính là Acer. Tính đến năm 2020, Acer đã thành công lọt vào top 6 hãng laptop có doanh thu lớn nhất toàn cầu. Một ưu điểm khác của Acer chính là việc phân chia sản phẩm thành nhiều phân khúc khác nhau. Từ đó, đáp ứng cụ thể yêu cầu của từng tệp khách hàng.
Acer là hãng laptop nổi danh nhất hiện nay
Đây chính là một số cách chọn laptop cho sinh viên được nhiều anh chị trong nghề tâm đắc chia sẻ. Mong rằng sau bài viết này, bạn đã học được những kiến thức bổ ích cho bản thân. Chúc bạn sớm tìm được sản phẩm phù hợp với bản thân.
>>> Xêm thêm: Hướng dẫn cách chọn laptop cho sinh viên, học sinh trong năm 2020